Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013
Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013
THỨ BẢY TUẦN THÁNH : CHÚA CHẾT VÌ YÊU
THỨ BẢY TUẦN THÁNH
CHÚA CHẾT VÌ YÊU
Có người đã chết vì yêu
Là Chúa Cứu Thế cao siêu
tuyệt vời
Trời cao, Ngài ngự xuống
đời
Chuộc tội nhân thế, cứu
người lầm than
Sinh trong máng cỏ cơ hàn
Lớn lên trong cảnh nghèo
nàn đơn sơ
Ba mươi năm vẫn trông chờ
Ba năm cuối, chọn môn đồ
cùng theo
Khi bình yên, lúc cheo leo
Thầy trò chung sức đi gieo
an lành
Giêrusalem kinh thành
Ngài vào, dân chúng đồng
thanh chúc mừng
Già trẻ, lớn bé tưng bừng
Hoan hô Đức Chúa vang lừng
muôn nơi
Niềm vui chỉ bấy nhiêu
thôi
Quay đầu ngoảnh mặt, họ
đòi giết ngay
Thánh giá đè nặng trên vai
Đem đi xử tử chẳng hoài
tiếc thương
Bước đi khó nhọc trên
đường
Đến nơi núi Sọ thảm thương
u sầu
Nằm trên thập giá chẳng
lâu
Tay
chân bị đóng đinh sâu máu trào
Dựng ngay trên đỉnh núi
cao
Giữa hai tên trộm khác nào
kẻ gian
Đến khi sức kiệt, lực tàn
Hy sinh chịu chết vì đàn
chiên con
*
Trần gian ai đẹp, ai hơn!
Có ai đã chết như Con Chúa
Trời
Chúng con đoan hứa trọn
đời
Kính mến Thiên Chúa, yêu
người anh em
Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013
TAM NHẬT VƯỢT QUA: THỨ SÁU TUẦN THÁNH
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
CON ĐƯỜNG CHÚA ĐÃ ĐI QUA
Con đường Chúa đã đi qua
Gian nan khổ ải thật là
thảm thương
Biết bao vất vả trên đường
Bọn lính tàn nhẫn, chẳng
thương xót Người
Chúng còn nhạo báng chê
cười
Kéo lôi xô đẩy, nói lời
khinh khi
Lương tâm chúng đã chai lì
Không còn biết tội là chi
nữa rồi
*
Chúa không than trách một
lời
Vẫn cùng bước tới, đến đồi
...Gôtha
Làn roi, chúng quất hằn da
Máu liền tuôn chảy lan ra
khắp mình
Mão gai sắc nhọn như đinh
Ghim vào đầu Chúa, thân
hình nát tan
Thập giá Chúa phải vác
mang
Mồ hôi cùng máu từng hàng
đổ ra
Đường đi thì rất là xa
Sức tàn lực kiệt, ngã ra
trên đường
Quân lính chẳng động lòng
thương
Kéo Chúa đứng dậy, lên
đường mau lên!
Đuối sức Chúa lại ngã thêm
Chúi về phía trước, gục
bên lề đường
Simon mến mộ yêu thương
Vác đỡ thập giá đoạn
trường khoảng xa
*
Con đường Chúa đã đi qua
Cứu chuộc nhân thế, thiết
tha nghĩa tình
Chúa lấy mạng sống hy sinh
Đền thay tội lỗi chúng
sinh cõi trần
Chúng con hưởng phúc bội
phần
Quyết tâm theo Chúa, quây
quần bên Cha
Ngày mai hát khúc hoan ca
Chung hưởng vinh phúc bao la cùng Ngài.
MƯỜI BỐN ĐÀNG THÁNH GIÁ
Chung hưởng vinh phúc bao la cùng Ngài.
MƯỜI BỐN ĐÀNG THÁNH GIÁ
I- CHÚA GIÊSU BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH
II- CHÚA GIÊSU BỊ VÁC THÁNH GIÁ
III- CHÚA GIÊSU NGÃ LẦN THỨ NHẤT
IV- CHÚA GIÊSU GẶP ĐỨC MẸ
V- ÔNG SIMON VÁC THẬP GIÁ ĐỠ CHÚA
VI- BÀ VERONICA LAU MẶT CHÚA
VII- CHÚA GIÊSU NGÃ LẦN THỨ HAI
VIII- CHÚA GIÊSU AN ỦI CON THÀNH GIÊRUSALEM
IX- CHÚA GIÊSU NGÃ LẦN THỨ BA
X- CHÚA GIÊSU BỊ QUÂN DỮ LỘT ÁO
XI- CHÚA GIÊSU BỊ ĐÓNG ĐINH VÀO THẬP GIÁ
XII- CHÚA GIÊSU SINH THÌ TRÊN THÁNH GIÁ
XIII- THÁO XÁC CHÚA GIÊSU XUỐNG KHỎI THẬP GIÁ
XIV- TÁNG XÁC CHÚA GIÊSU TRONG MỘ ĐÁ
Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013
TAM NHẬT VƯỢT QUA
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
BÀI HỌC PHỤC VỤ
Thầy trò chung sống bên nhau
Vui buồn, sướng khổ, thương
đau đã từng
Giờ đây bữa tiệc cuối cùng
Quây quần xum họp ngồi chung
một bàn
Nghĩa tình thắm đượm đầy tràn
Thầy trò thể hiện vô vàn thiết
tha
Giêsu nhân ái bao la
Khiêm nhu phục vụ, để mà yêu
thương
Ngài còn thực hiện nêu gương
Rửa chân đồ đệ, tình thương
dạt dào
Phêrô chẳng hiểu vì sao!
Thầy làm như thế khác nào gia
nhân
Chúa liền giải thích ân cần
Hãy để Thầy rửa, chung phần
với nhau
Các con nếu muốn “làm đầu”
Làm đầy tớ trước và mau hạ
mình
Yêu thương phục vụ chân tình
Hy sinh quảng đại hết mình vì
nhau
*
Bài học quả thực thâm sâu
Vô cùng ý nghĩa trước sau vẫn
cần
Dạy ta gìn giữ tinh thần
Phục vụ người khác, góp phần
dựng xây
Cuộc sống hạnh phúc tràn đầy
Chính là thực hiện như Thầy
Giêsu
XỨ ĐẠO QUÊ TÔI
Xứ
đạo Ngọc Thạch, nơi tôi đang sinh sống thuộc địa bàn có nhiều tôn giáo, có cả
những người không theo tôn giáo nào. Do vậy mà khi sống đan xen với nhau như
thế, những người Kitô hữu ắt hẳn sẽ có một nếp sống căn bản hơn, ngay cả trong
các nghi thức phụng vụ của tôn giáo cũng như với những sinh hoạt đời thường.
Đại đa số giáo dân vẫn luôn là những người tiêu biểu, thực hiện tốt hành trình “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” cùng
với phương châm “tốt đạo, đẹp đời”,
để đem Chúa đến cho mọi người và thực hiện công việc truyền giáo bằng chính đời
sống của mình, được thể hiện một cách cụ thể ở những mặt sau:
* Từ nếp sống
của mỗi người:
Giáo dân ở đây có một đời sống tôn giáo
rất đậm nét và được trải dài xuyên suốt trong cuộc đời của mỗi người ngay từ
lúc sinh ra cho tới khi nhắm mắt xuôi tay từ giã cuộc sống trần thế. Có nghĩa
là khi một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình Công giáo, sẽ được đưa đến
nhà thờ để chịu Bí tích Rửa tội, trở thành Kitô hữu. Khi lớn lên đến tuổi đi
học là được học giáo lý để xưng tội và rước lễ lần đầu, chịu phép Thêm sức; rồi
khi đến tuổi thanh niên lại được học về giáo lý hôn nhân để có điều kiện lập
gia đình, ai được ơn Thiên triệu thì đi tu để dâng hiến đời mình cho Chúa. Đến
lúc về già “gần đất, xa trời”
thì dọn mình để chịu Bí tích Xức dầu thánh. Cả cuộc đời là những chuỗi ngày
luôn được giáo dục hướng dẫn để sống đạo và trở thành những người Kitô hữu đích
thực. Chính vì thế mà họ không bị ảnh hưởng bởi những tệ nạn xã hội hay xào xáo
bất hòa, góp phần làm cho cuộc sống được trong lành hạnh phúc. Nói về đức
tin thì luôn được duy trì, củng cố và phát triển và càng mạnh mẽ hơn qua việc
tham dự các lớp giáo lý, tĩnh tâm, huấn luyện; mà hiệu lực nhất là tham dự
thánh lễ hằng ngày, chầu Thánh thể, các giờ kinh nguyện. Khi đức tin vững vàng
rồi sẽ đưa họ đến cuộc sống hài hòa, thân thiện, hiệp nhất, và biết yêu thương
nhau; tình làng nghĩa xóm luôn bền chặt găn bó, tạo ra một lối sống đẹp trong
cộng đồng xã hội và giáo hội. Nhiều người Công giáo được biểu dương là “Người tốt, việc tốt”, “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”...
* Đến nếp sống tại
gia đình:
Giáo hội Công giáo đặc biệt coi
trọng gia đình, xem gia đình là “Hội
thánh tại gia”. Với
ý nghĩa đó, gia đình công giáo được xây dựng trên cơ sở hôn nhân với hai mục
đích: sinh sản con cái để thờ phượng Thiên Chúa và yêu thương chăm sóc cho
nhau. Thượng Hội đồng Giám mục thế giới cũng đưa ra bốn nhiệm vụ cho gia đình
Công giáo là: “Đào tạo một cộng đồng các
ngôi vị; Phục vụ sự sống; Tham dự vào việc phát triển xã hội; Tham dự vào đời
sống và sứ mạng của giáo hội”. Bà con giáo dân quê tôi coi con cái là hồng ân Chúa ban,
nên họ rất yêu thương quý mến con cái. Họ cũng có thể thực hiện “kế hoạch hóa gia đình” bằng các phương
pháp tự nhiên mà Giáo hội cho phép. Họ rất quyết tâm trong việc giáo dục con
cái, nhất là việc dạy bảo các con sống đạo và giữ đạo. Khi con em đi học xa
nhà, họ thường gởi vào những nơi có uy tín nề nếp về đạo đức. Việc đọc kinh
sáng tối trong gia đình, đi lễ, đi chầu, học giáo lý, sinh hoạt hội đoàn...
được cha mẹ quan tâm nhắc nhở. Những ngày giỗ của gia đình cũng được tổ chức
như xin lễ, đọc kinh cầu nguyện cho Tổ tiên Ông Bà, Cha Mẹ. Về mặt xã hội hầu
như gia đình Công giáo nào ở đây cũng được công nhận là “gia đình văn hóa”, “gia đình hiếu học”, “gia đình an
toàn”...
* Rồi lan
tỏa nếp sống tốt đẹp nơi cộng đoàn:
Nếp sống cộng đoàn là đặc tính của
giáo hội Công giáo. Công đồng Vaticanô 2 cũng đã khẳng định tính cách cộng đoàn
và huynh đệ của dân Chúa: “Ngay từ đầu
của lịch sử cứu rỗi, chính Ngài đã chọn con người không phải với tư cách như
những cá nhân mà như những phần tử của cộng đoàn... Trong khi rao giảng, Ngài
truyền dạy rõ ràng cho con cái Thiên Chúa phải cư xử với nhau như anh em” (GH
số 9). Theo tổ chức của Giáo hội và cách riêng tại Giáo xứ, thì
có Giáo xứ và các Giáo khu. Họ sinh sống với nhau theo địa bàn dân cư và cùng
cộng tác, chung vui, chia sẻ với nhau tất cả những chuyện vui buồn trong cuộc
sống. Trong giáo xứ còn có các giới như: giới thiếu nhi (Thiếu Nhi Thánh Thể),
giới trẻ, giới gia trưởng và thanh niên, giới mẹ trẻ, giới hiền mẫu và các hội
đoàn như: Huynh đoàn giáo dân Đa minh, Gia đình Đức Mẹ, Hội Mân Côi, Hiệp hội
Thánh Thể...; các ca đoàn, nhạc đoàn... Tất cả các giới, hội đoàn đó đều có nội
quy điều lệ hẳn hoi, khi tham gia phải tuân giữ và thực hiện đầy đủ các quy
định đã được thống nhất đề ra. Nhờ vậy mà người giáo dân lại có thêm sự hỗ trợ
giúp đỡ của anh chị em trong từng tổ chức đó về tinh thần cũng như vật chất.
Nếp sống đạo đức, hài hòa,
thân thiện, đoàn kết, hiệp nhất, yêu thương, phục vụ... của người Công giáo xứ
đạo Ngọc Thạch quê tôi đã được thể hiện qua bản thân của từng người, qua gia
đình của họ và qua cộng đoàn trong Giáo xứ, Giáo khu. Đây là một nét đặc sắc
riêng, đã đóng góp cho đời sống văn hóa tinh thần của quê hương đất nước và con
người Việt Nam càng thêm phong phú giầu đẹp hơn; làm nên sự tương đồng, cộng
hưởng, tác động qua lại và phát huy một cách tích cực trong cuộc sống hằng
ngày.
VINH SƠN
Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013
Gia đình tôi đến định cư tại ấp B2 vào những
năm cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Cha Mẹ tôi chỉ có một ngôi nhà lá
đơn sơ với vài công ruộng. Nghe Cha tôi kể lại thời gian này gian nan vất vả
lắm, hàng ngày phải ra ruộng khai hoang cuốc đất làm cỏ để có đất canh tác
trồng lúa; đường xá đi lại thì nhỏ hẹp, lầy lội nhất là về mùa mưa. Rồi hằng
năm vào khoảng tháng 9, 10 và 11, nước lũ từ đầu nguồn sông Cửu Long tràn về:
ruộng đồng, vườn tược, đường đi lối lại, nhà cửa đều một màu trắng toát của
biển nước mênh mông; muốn đi từ nhà này sang nhà khác phài dùng tới xuồng, ghe
hay thuyền, có khi dùng những cái bè được kết lại bằng những cây chuối chông
chênh chồng chềnh, đứng không khéo là té ngay xuống nước. Nhưng bù lại thì cá
tôm rất nhiều, chỉ cần cầm cần câu thả xuống nước nửa tiếng đồng hồ là có thể
bắt được vài chục con cá ngon lành; còn nếu giăng lưới, đặt lờ, đơm đó thì bắt
được nhiều cá hon. Tất cả đồ ăn thức uống đều vận dụng từ “cây nhà lá vườn”,
chẳng có thời gian đi chợ vì bận rộn công việc, hơn nữa chợ cách xa nhà gần
mười cây số, thôi thì có sao dùng vậy, thế mà ai cũng khỏe mạnh, chẳng ốm
đau bệnh tật gì
Nói về việc
học hành của bọn trẻ chúng tôi lúc bấy giờ thì thật là vui, học ngay tại nhà
tôi do chú tôi dạy, bàn ghế thuộc loại “thập cẩm” của đứa nào đứa ấy mang tới,
lớp học khoảng mười mấy đứa, chúng tôi học chủ yếu là các môn tập viết, chính
tả và làm toán cộng trừ nhân chia. Giờ ra chơi chúng tôi ra sân chơi cù, đánh khăng,
bắn bi, các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, mèo đuổi
chuột... hoặc chạy ra sau vườn nô giỡn rón chuồn chuồn, bắt bướm; có hôm mải
đuổi bắt bướm, tôi té nhào xuống ao chìm lỉm, mãi sau mới ngoi lên được, mặt
tím ngắt không còn giọt máu. Rồi có những hôm không thuộc bài bị chú tôi bắt
nằm lên bàn đánh cho vài roi, tuy không đau lắm thế mà tôi biết chăm chỉ học
tập hơn.
Sau đó vài
năm ở ấp tôi có trường tiểu học, tôi cùng bọn trẻ rủ nhau đi học tại ngôi
trường mới này. Nhưng việc đi lại vất vả lắm vì nhà xa trường tới hơn 2 cây số,
mỗi khi trời mưa thì càng khó khăn hơn vì đường trơn trượt, nhiều hôm chúng tôi
té ngã dơ hết cả quần áo tập vở mà vẫn vui vẻ đến trường, lấy nước gột sơ
qua rồi vào học, Thầy Cô cũng thông cảm và còn thương chúng tôi nhiều hơn nữa.
Năm năm học ở bậc tiểu học, tôi cũng có khá nhiều bạn mà cho đến hôm nay tôi
chẳng hề quên với biết bao kỷ niệm, chúng tôi chơi rất thân với nhau, xem nhau
như anh chị em ruột trong gia đình, có gì cũng chia sẻ cho nhau, từ những đồ
chơi, cái bánh, viên kẹo, cuốn tập, cây bút, giọt mực... Ngoài giờ
học, chúng tôi còn đến nhà nhau chơi rất thân thiện và vui vẻ
Tôi còn tham
gia sinh hoạt thiếu nhi, vui ơi là vui! Tôi vẫn nhớ như in những lần tổ chức
cắm trại hay hội chợ vui xuân, biểu diễn văn nghệ vào dịp tết nguyên đán, tết
trung thu...
vui biết bao không thể nào kể xiết cho được, vui nhất là đốt lửa trại, tha hồ
mà ca hát nhẩy múa tưng bừng, rồi đến việc tham gia trò chơi lớn, đi tìm mật
thư trong đêm tối, chúng tôi phải nắm tay níu áo nhau để khỏi bị thất lạc hoặc
đi trên cầu bằng dây bắc ngang sông, ai khéo lắm mới qua được, phần nhiều là
rớt xuống sông, ướt át, lạnh lẽo, thế mà cứ thích chơi ... Nhiều lúc nhớ lại
tôi cảm thấy tiếc nuối nhớ nhớ thương thương thật nhiều và thật là nhiều.
Bây giờ, tôi
không còn ở ấp B2 nữa, vì gia đình tôi đã chuyển dời đi nơi khác nhưng lòng tôi
luôn hướng về đó, nơi tôi đã được học tập, sinh hoạt thiếu nhi để được khôn lớn
và trưởng thành. Mỗi dịp trở về quê hương, tôi thường đến nhà thờ để cầu nguyện
và tưởng nhớ đến Tổ tiên, Ông Bà, Cha Mẹ và các Vị Tiền bối, trong đó có Thầy
Phạm văn Lịch vừa là Thầy dậy tôi những năm ở tiểu học và cũng là Sư huynh
trong giới thiếu nhi mà tôi đã được may mắn sinh hoạt nhiều năm, Thầy đã trau
dồi cho tôi rất nhiều về kiến thức và đời sống đạo đức.
Ấp B2 ngày
nay đã thay đổi rất nhiều so với ngày tôi còn ở đó, nhiều nhà được xây dựng mới
khang khang đẹp đẽ, trường học được sửa chữa nâng cấp, đường xá được mở rộng,
bê tông hóa, xe bốn bánh đi lại dễ dàng thuận tiện, muốn đi lên thành phố Hồ
Chí Minh hoặc bất cứ nơi nào chỉ cần điện thoại là xe đến đón tận nhà, không
còn cái cảnh lội bộ gần chục cây số ra tới đầu kênh, qua đò rồi mới lên xe như
trước đây nữa; điện ánh sáng và hệ thống truyền thanh đã được phủ kín toàn ấp;
nhiều cây cầu tre, cầu gỗ, cầu khỉ đã được thay thế bằng cầu xi măng rộng rãi.
Hầu như nhà nào cũng có điện thoại và nhiều nhà đã kết nối mạng internet. Hoạt
động xã hôi ngày thêm phong phú như công tác từ thiện bác ái, giúp đỡ gia đình
khó khăn, người già lão, thăm hỏi chăm sóc kẻ đau ốm bệnh tật. Tinh thần đoàn
kết yêu thương được mở rộng , tình làng nghĩa xóm, nhà nhà được điểm son khởi
sắc.
Quê tôi
thuộc ấp B2
Thân thương
trìu mến, nối dài vươn cao
Yêu thương
chan chứa dạt dào
Đoàn kết thân
ái, dâng trào hân hoan
Cuộc sống tốt
đẹp vô vàn
Kính Chúa yêu
nước dâng trào muôn nơi
Nguồn vui
sống động sáng ngời
Yêu thương
hiệp nhất, cuộc đời đẹp tươi
Nhân dân hớn
hở mỉm cười
Thôn ấp xây dựng gấp mười
lần qua
Mọi người rộn rã hoan ca
Từ thiện bác ái thật là hăng say
Vươn lên đổi
mới hằng ngày
Khang an thịnh
vượng, tràn đầy niềm tin
Thành tâm ước
nguyện cầu xin
Quê hương
phát triển, muôn tim nhịp nhàng
Ngày thêm
rạng rỡ huy hoàng
Cuộc sống
tươi đẹp lại càng văn minh
Đan tay hiệp
nhất chung tình
Quê hương vẫn mãi dáng hình thân thương
Quê hương vẫn mãi dáng hình thân thương
VINH SƠN
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)