Viết theo Tin Mừng thứ bảy
sau Chúa nhật III Mùa Chay năm C
(Lc 18, 9 – 14)
Tin Mừng hôm nay,
thiết tưởng dụ ngôn mà Chúa Giêsu đưa ra để khuyên bảo những người Pharisêu
đồng thời Ngài cũng cân nhắc các môn đệ, tức là những ai đi theo Ngài, cần
tránh những thái độ ảo tưởng trước cái chóng qua của trần gian, cái ảo tưởng đó
sẽ làm người môn đệ mất đi tất cả. Ngược lại người môn đệ cần sống khiêm
nhường, đơn sơ và trở nên nhỏ bé. Khi đạt đủ điều kiện đó ngưới môn đệ sẽ được
diễm phúc, sẽ được vinh dự khi ở trên Quê Trời.
*
Hai người cùng đến đền thờ
Cầu nguyện với Chúa, mong chờ
Chúa thương
Người biệt phái vẻ đường
đường
Đứng thẳng kể lể mẫu gương
của minh
*
Nào là thẳng thắn quang minh
Tham lam đâu vướng, ngoại
tình cũng không
Trung thực chẳng có bất công
Ăn chay, bố thí thực lòng từ
tâm
*
Còn người thu thuế âm thầm
Từ xa quỳ xuống lâm râm tỏ
bày
Lạy Chúa! Thương xót con đây
Vì con tội lỗi tràn đầy Chúa
ơi!
*
Con xin đổi mới cuộc đời
Thành tâm sám hối dâng lời
nguyện xin
Chúa thương che chở giữ gìn
Cho con hồi phục niềm tin của
mình
*
Hai người cùng đến cầu xin
“Một người” khỏi tội, an bình
thảnh thơi
“Người kia” kể lể nhiều lời
Tội thì chẳng hết, cuộc đời tối
tăm
*
Khiêm nhường thống hối ăn năn
Chúa tha thứ hết, tim tâm nhẹ
nhàng
Nếu mà tự mãn kiêu căng
Sẽ bị hạ xuống lại càng hổ
ngươi
*
Bài học quý giá cho người
Khiêm nhu từ tốn tuyệt vời
biết bao
Chúa thương chúc phúc ban
trao
An lành hồng phúc dạt dào
thánh ân
*
Lạy Chúa, xin ban
cho mỗi người chúng con biết ý thức mình là hư vô trước mặt Chúa, chúng con
chẳng đáng là gì nếu Chúa không nâng lên, chúng con chẳng đáng là gì nếu Chúa
không ban cho. Xin Chúa cho mỗi người chúng con biết noi gương Mẹ Maria sống
khiêm nhường để đời sau chúng con cũng được diễm phúc như lời Chúa hứa: “Người
sẽ nâng cao những kẻ khiêm nhường”.
Viết theo nội dung Tin mừng thứ ba sau Chúa nhật III Mùa Chay năm C
(Mt 18, 21 – 35)
Trong cuộc sống, giữa con người với nhau, nhiều lần chúng ta bị
người khác xúc phạm đến mình như : bôi nhọ thanh danh, nói hành nói xấu, bịa
chuyện không thành có, có thành không, thù ghét vì ghen tương, xúc phạm đến
thân thể, làm thiệt hại về của cải vật chất… Ai trong chúng ta là không mắc nợ đối với
Thiên Chúa và với anh em? Muốn được tha thứ thì phải thứ tha. Yêu thương và tha
thứ là hai tình cảm không thể thiếu trong một hành động bác ái. Nói yêu thương
mà không tha thứ là mâu thuẫn. Nói yêu thương mà không tha thứ là nói dối. Tha
thứ mà không yêu thương là ngạo mạn!
*
Phê-rô hỏi Chúa Giê-su
Anh em xúc phạm, xử như thế
nào?
Thứ tha thực hiện ra sao?
“Bảy lần” được chứ! Lẽ nào
chẳng xong
*
Trả lời, Chúa nói rất mong:
“Bảy mươi lần bảy”vui lòng
người ơi!
Và đây câu chuyện Nước Trời
Ông chủ tính nợ, gọi mời yêu
thương
*
Người nợ khắp chốn muôn
phương
Vội vàng cất bước lên đường
về ngay
Đến khi tương đối đủ đầy
Chủ xem sổ sách nợ vay từng người
*
Trước tiên chủ hỏi một người
“Mười ngàn nén bạc” vay thời xa xăm
Người này hiện tại khó khăn
Nên không trả được, nài van
xin rằng:
Cho tôi khất lại thời gian
Hứa sẽ trả hết “mười ngàn nén” trên
*
Chủ thương thông cảm tha liền
Xóa luôn hết nợ, ưu tiên cho
về
Vừa ra đến cửa chẳng nề
Gặp người bạn cũ mượn thuê “trăm đồng”
Hắn liền tóm cổ xiết gồng
Trả mau số nợ cho “ông” đi “mày”
*
Người bạn cúi xuống lạy ngay
Xin anh thư thả vài ngày sẽ
xong
Nhưng mà hắn vẫn nói
không
Tống giam vào ngục để lòng
nhẫn tâm
*
Bạn bè chứng kiến khổ tâm
Thuật lại với chủ lỗi lầm lớn
lao
Nổi giận, chủ gọi hắn vào
Ta tha hết nợ, cớ sao ngươi
còn!
Bạn bè tình nghĩa keo sơn
Thế mà ngươi đã “nổi cơn bất
hòa”
Bởi ngươi chẳng biết thứ tha
Lý hinh hành ha cho ra mới
đành
*
Bài học: phải sống nhân lành
Tha thứ để được chuyển thành
thứ tha
Chớ đừng ích kỷ mình ta
Để rồi thân phận mãi là khổ
đau
Thứ tha tình nghĩa nặng sâu
Cùng nhau thực hiện trước sau
vẹn toàn
*
Những xúc phạm, những tổn thương tạo
nên trong lòng chúng ta sự oán giận, thù ghét. Những mối thù hận ấy chỉ có thể
được làm nhẹ đi hay xóa đi bằng sự tha thứ. Sự tha thứ đem đến cho chúng ta cảm
thức thanh thản, vui vẻ và bình an. Sự tha thứ cũng là cơ hội đánh thức sự tự
mãn kiêu căng của chúng ta bằng sự tự nhận biết mình cũng là những người cần
được sự tha thứ. Cần phải sống yêu thương và biết tha thứ, đó là hai nét đặc
trưng của người Kitô hữu, những người con cái của Thiên Chúa.