CHÚA BAN ÂN SỦNG GIA ĐÌNH LUÔN HẠNH PHÚC * MẸ THƯƠNG TRỢ GIÚP CẢ NHÀ MÃI AN VUI

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

DÒNG SÔNG QUÊ MÌNH



DÒNG SÔNG QUÊ MÌNH

Quê mình có một dòng sông
Thiết tha trìu mến mặn nồng phù sa
Dòng sông bát ngát bao la
Trong xanh, đượm ngọt đậm đà thân thương
Nước sông chẩy giữa đôi đường
Lững lờ uốn lượn, vấn vương lòng người
Dòng sông luôn nở nụ cười
Mừng đón khách tới, chào người thăm quê
Sông đem nguồn nước tràn trề
Tưới xanh đồng lúa, xum xuê hoa màu
Sông quê thắm mãi một màu
Yêu thương nối kết nhịp cầu hoan ca
Sông là hương vị lời ca
Sông là giọng hát thật là du dương
Sông là ánh sáng dẫn đường
Sông là thân thiết, bạn đường của ta
Sông là hạnh phúc mặn mà
Sông là tất cả bao la nghĩa tình
Dòng sông đó của quê mình
Bao đời vẫn đẹp, vẹn tình quê hương

VINH SƠN

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

VUI TẾT TRUNG THU NĂM 2013



TẾT TRUNG THU, TÂM SỰ CÙNG CÁC EM THIẾU NHI

       Hôm nay, nhìn lên bầu trời, các em thấy  trời đẹp với trăng thanh gió mát.  Các em đi múa lân trong khắp giáo xứ , tay cầm đèn ông sao, con cá con tôm, chân nhảy múa tưng bừng,  miệng ca vang bài :”Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối lo. Cuội ơi, ta nói Cuội nghe : Ở cung trăng mãi làm chi” ! Tại sao các em lại nhìn lên ông trăng mà gọi thằng Cuội ? Thằng Cuội là ai ? Tại sao Cuội phải ngồi ôm gốc cây ? Ở mãi cung trăng để làm gì ? Hôm nay, các em sẽ được nghe sự tích thằng Cuội ngồi ôm gốc cây đa nhé !
(Nếu các bạn và các em xem phim, xin tắt nhạc phía dưới)
        Trong  kho tàng ca dao tục ngữ, chúng ta thấy có một câu thơ lục bát :
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
Bỏ trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên đồi
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
         Thằng Cuội, theo truyền thuyết, đó là một kẻ đi nói dối cha, về nhà nói dối chú. Suốt đời, đánh lừa mọi người. Hồi còn nhỏ, ngày kia vì cha mẹ đi vắng, nó phải coi nhà. Buồn tình, nó bỗng nghĩ ra một trò chơi, nên vội kêu la thất thanh :”Bớ làng nước ơi, cháy nhà, cháy nhà. Cứu tôi với”.  Mọi người hối hả mang chậu, xách thùng tới tiếp cứu. Thấy vậy, nó bèn cười ngặt nghẽo đến vãi cả nước mắt ra.
        Lần khác, nó ngồi thổi cơm, chẳng may để lửa bén vào đống rơm và căn nhà bốc cháy. Nó cũng kêu la thất thanh : “Bớ làng nước ơi, cháy nhà, cháy nhà. Cứu tôi với”.  Thế nhưng, lần này chẳng có ai đến tiếp cứu. Vì thế, dân gian mới bảo :
Bắc thang lên đến tận mây
Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả ngày ?
Cuội nghe hỏi thế, Cuội cười :
Bởi hay nói dối nên ngồi ấp cây.
          Cũng bởi hay cái tính táy máy này, mà thằng Cuội trở thành hình ảnh  tượng trưng cho những kẻ chuyên môn nói dối.  Do đó, thiên hạ mới có câu tục ngữ rất quen : "Nói dối như Cuội”.
         Hay nói một đàng mà làm một nẻo thì người ta gọi là “Hứa Cuội”, có nghĩa là hứa thì rất nhiều mà chẳng làm được gì cả. Do đó, đưa đến một câu tục ngữ khác : "Nói ba voi không được một bát nước xáo”, có nghĩa là nói bậy bạ khuếch khoác, lời nói ấy cũng giống như làm thịt ba con voi mà chẳng được bát nước xáo. Lời nói vô bổ, không thể tin được.
       Nhân ngày Tết Trung Thu, chúng ta cùng tìm hiểu về sự tích chú Cuội và có lẽ các em sẽ thắc mắc rằng các em sẽ học được cái gì ở nơi chú Cuội? Ở đây các em biết rằng trong kho tàng truyện cổ tích, truyện thần thoại hay ngụ ngôn, tác giả luôn nhằm mục đích giáo dục, muốn con người hướng thiện, muốn vươn lên theo khía cạnh tích cực hay tiêu cực, nghĩa là có những việc cần phải bắt chước, cũng có việc nên tránh. Trong trường hợp này là đừng nên giống chàng Cuội.
        Như vậy, bài học mà các em có thể rút ra từ câu truyện chú Cuội hôm nay, đó là đừng bao giờ nói dối. Hay nói một cách tích cực là hãy sống đơn sơ thật thà, chất phác, đừng thêm thắt gì, có sao thì nói vậy, như Chúa Giêsu đã dạy :”Hễ có thì nói có, không thì nói không” (Mt 5,37; Gc 5,12).Chúc các em mừng Tết Trung Thu thật vui vẻ
Sưu tầm

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI (15/9)



LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI (15/9)


        Lễ Đức Mẹ Sầu Bi được kính nhớ liền ngay sau lễ Suy Tôn Thánh Giá. Giáo Hội muốn nhắc nhở con cái mình khi suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu, không được quên một hình ảnh sống động đứng dưới chân Thánh Giá là Mẹ Maria. Dĩ nhiên dưới chân Thánh Giá còn có những môn đệ khác, nhưng Mẹ là người hiệp thông sâu xa nhất với cuộc thương khó của Chúa Giêsu, con mình. Nhưng tại sao lại gọi ngày lễ hôm nay là lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Hiểu thế nào là sự “sầu bi” nơi Đức Mẹ ?
        * Đức Mẹ “sầu” mà không “thảm
      Sầu mà thảm là cái sầu của ngưới thất bại chua cay, cái sầu của người tuyệt vọng, thê lương; cái sầu của người thất tình,  vỡ nợ . Đó là những cái sầu thường dẫn đến tự vẫn.
   
  Nhưng cái sầu nơi Đức Mẹ là sầu thương. Sầu vì thương Chúa Giêsu đã quá yêu nhân loại nên phải chết đớn đau trên thánh giá, phải bị lưỡi dòng đâm thâu… Sầu vì thương nhân loại yếu đuối, bất trung bội phần và đã sa vòng tội lỗi của ma quỷ.
         * Đức Mẹ “bi” mà không “lụy”
        Người bi lụy là người khi đối diện với đau khổ đã sụt sùi, rũ rượi và quỵ ngã.
        Cái bi nơi Đức Mẹ là bi hùng. Trong đau khổ tột cùng Mẹ vẫn đứng anh dũng dưới chân thánh giá (tư thế mà Gioan mô tả). Mẹ đứng để hiệp thông đau khổ với con mình hầu cứu chuộc nhân loại. Mẹ đứng để dâng con mình làm hy lễ một lần nữa lên Chúa Cha. Mẹ đứng để lãnh nhận sứ mạng làm mẹ Gioan, Mẹ nhân loại mà Chúa Giêsu sẽ trăn trối. Mẹ đứng để ôm ẵm con mình khi người ta hạ xác xuống trao cho Mẹ.
         Có thứ đau khổ khiến người ta sợ, có thứ đau khổ thấy người ta tội nghiệp, cũng có thứ đau khổ khiến người ta ngưỡng mộ kính trọng…
         Tôi nhìn đau khổ thế nào?… Thái độ của tôi thế nào khi đối diện với đau khổ, với thánh giá?
         Xin được mượn bài thơ của nhà thơ Trầm Thiên Thu với nhan đề “MẸ SẦU BI” để gợi ý trả lời cho những câu hỏi trên :

Dưới chân Thập tự
Mẹ nhìn Con yêu
Tử nạn tiêu điều
Đau đớn lòng Mẹ
Loài người thật tệ!
Cớ sao đành tâm?
Mẹ thầm ghi nhớ
Lời Si-mê-on:
“Gươm đâm thấu lòng
Héo hon lòng Mẹ”
Nhìn Con tắt thở
Trong nỗi hàm oan
Đắng cay Mẫu Tâm
Hiệp công Cứu chuộc
Xin giúp con vượt
Mọi bước gian truân
Vì kiếp phàm nhân
Luôn đầy yếu đuối
Sớm chiều tội lỗi
Nhưng vẫn tin yêu
Con muốn noi theo
Gương Mẹ ngời sáng
Hy sinh thầm lặng
Vâng Ý Chúa Trời.

VINH SƠN (Sưu tầm)

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

ĐỐ VUI Ô CHỮ THÁNG 9/2013



                 Ô CHỮ THÁNG 9/2013



Chủ đề: CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
       THUỘC DÒNG ĐA MINH
        Ngày 19 tháng 6 năm 1988, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong Thánh cho 117 Vị Tử Đạo tại Việt Nam, trong đó có 38 Vị thuộc Dòng Đa Minh
       Ô chữ lần này cho sẵn chủ đề của Ô chữ là: “CÁC THÁNH TỬ  ĐẠO DÒNG ĐA MINH”. (Cột dọc số 10). Xin kính mời Quý vị và các bạn ghi Tên Thánh và Tên gọi của 23/38 Vị Thánh tương ứng với 23 hàng ngang. Tất cả các Ngài đều là người Việt Nam. (Không ghi dấu thanh trong Ô chữ này)

*
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1









C
*
*
*
2
*
*







A


*
3
*
*
*






C


*
4
*
*
*
*





T



5
*
*
*
*





H


*
6
*
*







A

*
*
7
*
*







N

*
*
8









H



9
*
*
*
*





T

*
*
10
*
*
*






U

*
*
11
*
*
*






Đ



12
*








A

*
*
13
*
*







O


*
14
*
*
*
*
*




D

*
*
15
*
*
*
*





O


*
16









N
*
*
*
17









G
*
*
*
18
*
*
*
*
*




Đ

*
*
19









A

*
*
20









M


*
21









I


*
22
*








N
*
*
*
23
*
*
*
*





H




HOÀI THANH
Xin gởi giải đáp về: vinhson11@gmail.com